Hai đời vua Lê lấy nô tỳ làm vợ và kết thúc đau lòng của vị quân vương bạo chúa

Những câu chuyện tình đẹp giữa nhà vua và nô tì có lẽ đã không còn xa lạ với những người đam mê phim cổ trang. Nhưng liệu trong vòng xoay thực sự của lịch sử có tồn tại những mối tình đẹp như thế không? Đằng sau mối tình ấy là câu chuyện như thế nào? Lịch sử Việt Nam đã có những mối tình như thế, khi nhà vua đem lòng yêu nàng nô tì thấp hèn. Đó là câu chuyện của hai cha con vua nhà  Lê là Lê Hiến Tông và Lê Uy Mục.

Hai đời vua Lê lấy nô tỳ làm vợ và kết thúc đau lòng của vị quân vương bạo chúa (ảnh minh họa)


Lê Hiến Tông là một nhà vua thông minh anh tuệ, giữ được sự thịnh trị, thái bình cho nhân dân. Về đời tư, Vua Lê Hiến Tông có nhiều phi tần nhưng ông không lập ai làm Hoàng Hậu cả. Trong đó vị phi tần Nguyễn Thị Cận được nhớ đến một cách đặc biệt. Bà là vị phi tần hiếm hoi xuất hiện trong lịch sử Việt Nam có xuất thân từ nô tì hầu hạ tới phi tần được vua sủng ái nhất.

Nguyễn Thị Cận sinh ra trong một gia đình chài cá nghèo. Cha mất sớm, chỉ còn hai mẹ con côi cút nương tựa lẫn nhau. Ấy thế mà cũng bị hãm hại, cùng quẫn đến nỗi phải bán con cho một gia đình giàu có ở Thăng Long.

Năm 17 tuổi, vì gia đình người chủ mắc tội, tài sản bị sung công, tất cả người hầu cũng bị đưa vào cung làm nô tì. Và ở đây bà Nguyễn Thị Cận được đưa đến cung của quý phi Nguyễn Thị Hằng, cũng là mẹ của vua Lê Hiển Tông sau này. Vua Lê Hiển Tông khi ấy còn là thái tử đã mê mẩn nhan sắc của người con gái này và quyết lấy bà làm vợ.

Hai đời vua Lê lấy nô tỳ làm vợ và kết thúc đau lòng của vị quân vương bạo chúa (ảnh minh họa)

xem thêm: Biểu hiện của những cô gái phải lớn lên trong cái nghèo khổ

Cuộc đời bà không được sử sách ghi chép nhiều, chỉ biết rằng bà mất ngay sau khi sinh con. Nhưng một điều đặc biệt rằng, người con mang nửa dòng máu cao quý và nửa thấp hèn này sau này lại được  làm vua. Và đó chính là vua Lê Uy Mục. Tuy nhiên vua Lê Uy Mục không phải được sắc phong bởi cha mình mà bởi em mình là vua Lê Túc Tông.

Vua Lê Hiển Tông sắc phong vị hoàng tử tên Lê Thuần làm thái tử vì tính hiếu học, chăm ngoan. Lê Thuần lên làm vua và lấy niên hiệu là Lê Túc Tông. Tuy nhiên vị vua tài năng này đoản mệnh nên chỉ thọ được tới năm 16 tuổi. Sau khi mất,Vua Lê Túc Tông đã nhường ngôi cho người anh là Lê Tuấn tức vua Lê Uy Mục - con trai của Vua Lê Hiển Tông và vợ là Phi Tần Nguyễn Thị Cận.

Trong quá trình lên ngôi của mình, Lê Tuấn gặp nhiều sự phản đối. Sự phản đối lớn nhất là của bà nội là Huy Gia Thái hoàng thái hậu. Bà cho rẳng hoàng Tử lê Tuấn không đủ tài đức để nắm giang sơn xã tắc. Ủng hộ bà có nhiều vị đại thần, công thần và cả hoàng thất nhà Lê. Sau này Lê Tuấn phải dùng đến mưu kế sâu hiểm, phái thuộc hạ ngầm hạ độc nhiều kẻ trái ý mới được lên ngôi. Sau khi lên ngôi, vị vua này đã sai người bí mật ám sát bà nội ruột của mình tức tổ mẫu Huy Gia Thái hoàng thái hậu. Tiếp đó, vị tân vương cũng hạ nhiều đạo mệnh lệnh bắt bớ và giết tới các đại thần, những người đã từng phản đối ông lên làm vua.

Hai đời vua Lê lấy nô tỳ làm vợ và kết thúc đau lòng của vị quân vương bạo chúa (ảnh minh họa)


Trong thời gian 5 năm làm vua trị vì nước Nam, Lê Uy Mục trở thành một kẻ tàn ác, hôn quân bạo chúa, hoang dâm vô độ Ông chủ trương giết hại từ tôn thất đến nô tì và cả những công thần cũng không toàn mạng nếu làm trái ý ông, không chăm lo chính sự, hằng đêm đều cùng các cung nhân uống rượu, khi say thì giết chết tất cả bọn họ. Triều chính thời ông trị vì rơi vào tay ngoại thích và bọn hoạn quan, khiến cung đình bị nhơ nhuốc. Ngay đến những cung nữ hầu hạ, đầu gối tay ấp với vua cũng bị vua hạ giết. Ông được người đời gán với cái tên là Quỷ Vương. Tuy nhiên vẫn có một số người được vua sủng ái, và sủng ái nhất là một quý phi mang họ Lê có tên Lê Thị Thanh.

Đặc biệt ở chỗ xuất thân của vị quý phi này cũng là một nô tì như người mẹ của vua Lê Uy Mục vậy. Vì gia đình mang tội nên bị sung làm nô tì trong cung. Vua Lê Uy Mục khi còn là hoàng tử đã gặp và đem lòng yêu mến nhan sắc này. Chuyện tình của vị hoàng tử và người nô tì được giữ bí mật cho đến khi vị hoàng tử ngày nào lên làm vua mới đưa nàng vào cung rồi ban cho nàng danh phận.

Hai đời vua Lê lấy nô tỳ làm vợ và kết thúc đau lòng của vị quân vương bạo chúa (ảnh minh họa)

xem thêm: Biểu tượng trấn giữ kinh thành Thăng Long xưa - Thăng Long Tứ Trấn là gì?

Ngoài nhan sắc, người nô tì này còn có trí thông minh và khéo léo hơn người, cách nói chuyện duyên dáng. Vì vậy chẳng mấy chốc bà được sắc phong lên làm vương phi. Bà độc chiếm trọn vẹn trái tim vị vua Quỷ khát máu. Tuy là chuyện tình đẹp nhưng kết thúc ắt hẳn không thể trọn vẹn vì sự trị vì khát máu của một hôn quân.

Vua Lê Uy Mục dù có ra sức thể hiện quyền uy và sức mạnh của mình, thanh trừng những kẻ làm trái ý nhưng cuối cùng với cách trị vì tàn ác, dung túng gian thần,ngoại thích làm loạn, lòng dân phẫn nộ nên ông không thể giữ được ngôi vua cho tới cuối cùng. Vào năm 1509 Ông bị khởi nghĩa bắt giam và sau đó đã uống thuốc độc tự vẫn, xác của kẻ bạo chúa sau đó bị ném vào nòng pháo và bắn cho nổ tan tành, chấm dứt 5 năm trị vì. Còn với vị vương phi Lê Thị Thanh, bà bị cưỡng ép phải hầu hạ cho vị vua tiếp theo, kẻ đã gián tiếp giết chồng mình. Đó cũng là một cái kết buồn cho chuyện tình một nô tì và vị quân vương khát máu để lại vết nhơ muôn đời.

Hai đời vua Lê lấy nô tỳ làm vợ và kết thúc đau lòng của vị quân vương bạo chúa (ảnh minh họa)


Câu chuyện về 2 vị vua này là một trong những câu chuyện hiếm hoi trong lịch sử dân tộc. Khi mà  một nhà vua lấy kẻ nô tì làm vợ của lịch sử phong kiến Việt Nam. Đào sâu hơn vào 2 câu chuyện chốn hoàng cung này, ta có thể thấy thêm được một lát cắt sống động đầy thú vị của lịch sử nước nhà.

---------------------------

9xac Blog - Kênh tin tức 9xac - Chuyên trang tin tức mới - Hot,cập nhật liên tục nhanh nhất.

Post a Comment

Hãy lịch sự và văn minh khi đưa ra ý kiến bạn nhé ♡

Previous Post Next Post