Biểu tượng trấn giữ kinh thành Thăng Long xưa - Thăng Long Tứ Trấn là gì?

THĂNG LONG TỨ TRẤN – Nét văn hóa giàu truyền thống của người Việt xưa

“Thăng Long tứ trấn” là hình tượng văn hóa tâm linh độc đáo của kinh thành Thăng Long xưa. Đây là Danh xưng dùng để gọi tắt bốn ngôi đền thờ linh thiêng, trấn giữ, củng cố và bảo vệ kinh thành Thăng Long trước những kẻ thù, hiểm họa đe dọa tiềm tàng.

Tương truyền vào buổi đầu nhà Lý định đô, vua Lý nhớ tới những công ơn lớn lao của các vị thần mang đến cho tộc Việt bốn ngôi đền lần lượt được dựng lên ở bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Trải qua bao biến động của lịch sử, nhưng giá trị giá trị văn hóa tâm linh của “Thăng Long tứ trấn” vẫn còn nguyên vẹn.

bản đồ địa điểm riêng của từng Trấn hiện nay

Bốn ngôi đền thờ phụng 4 vị thần tộc Việt mang lối kiến trúc đặc biệt đã hòa quyện, kết hợp vào nhau. Tạo ra một nét đẹp riêng của Hà Nội ngày nay có phần cổ kính nhưng không kém phần lộng lẫy nhân văn. 

Đền Bạch Mã

Trấn Đông là đền Bạch Mã nằm ở phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm ngày nay. Đền thờ thần Long Đỗ - thần Thành Hoàng đầu tiên của Thăng Long, tọa lạc ven sông Tô Lịch. Bạch Mã (ngựa trắng) cũng là một biểu tượng vô cùng thiêng liêng nơi đây.

Đền Bạch Mã

Tương truyền hình ảnh ngựa trắng bắt nguồn từ câu chuyện vua Lý Công Uẩn cho đắp đê trị thủy thành công là nhờ đã đuổi theo dấu chân của một con ngựa trắng thần xuất hiện từ ngôi Đền. Thời nhà Lý, Đền Bạch Mã chính là một trung tâm gắn liền với lễ hội Thăng Long và những sinh hoạt cung đình. Đến đời nhà Trần, phải chống lại ba lần quân nguyên mông xâm lược. Thái sư Trần Quang Khải đã để lại câu thơ khi cả ba lần "nam hạ" của quân Nguyên xâm lược, đốt phá Thăng Long thế nhưng lửa đều không đến được ngôi Đền.

“Lửa tụ ba khu không cháy miếu 

Gió lay một trận chẳng nghiêng mình” 


Đền Voi Phục

Tây trấn là đền Voi Phục hiện nằm trong khuôn viên của công viên Thủ Lệ ngày nay, Đền được xây dựng vào đời vua Lý Thánh Tông. Đền thờ Hoàng Tử Linh Lang – con vua Lý Thái Tông, người đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Khi hoàng tử Linh Lang đi đánh giặc, có một con voi đã quỳ xuống để đưa người đi, chính là thể hiện sự coi trọng và nể phục người tài cứu nước.

Đền Voi Phục


Từ đó, tên gọi đền Voi Phục gắn liền với sự tích con voi phủ phục xuống chờ lệnh khi nghe tiếng thét của hoàng tử Linh Lang. Ngày nay, ở hướng cổng đền vẫn còn giữ hai bức tượng voi phủ phục hai bên để tưởng nhớ công lao của vị anh cùng đã đánh đuổi quân giặc xâm lược phương bắc, bảo vệ, giữ yên bờ cõi nước non.


Đền Kim Liên

Nam trấn là "Kim Liên Từ" chính là Đền Kim Liên hiện nay. Đây là nơi thờ phụng Cao Sơn Đại Vương- Một vị thần có mối liên hệ ngang hàng với Tản Viên Sơn Thánh trên núi Tản Viên (Ba Vì). Tương truyền, Đời Dương Đức, dịch lệ xảy ra ở Đoan Hùng (Phú Thọ) Cao Sơn Đại Vương đã từng hiển linh sau đó cứu dân thoát nạn.

Ban đầu, đền Kim Liên được gọi là Đình, sau đó

Đền Kim Liên

gọi là Đền Kim Liên, dân chúng nhớ công ơn thần Cao Sơn nên đã thỉnh Ngài về Đền thờ phụng, quanh năm hương khói không dứt, Từ đó Đền Kim Liên trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa người Thăng Long trở thành một trong Thăng Long Tứ Trấn. Ngày trước Đền thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức xưa. Hiện nay, nơi tọa lạc của đền thuộc phường Kim Liên, quận Đống Đa. Đền Kim Liên trấn giữ trên tuyến thành đất bao quát và bảo vệ vòng ngoài phía Nam kinh thành Thăng Long, trông ra hồ Ba Mẫu.


Đền Quán Thánh

Bắc Trấn là "Quán Trấn Vũ" thờ thần Trần Võ Đế. Quán Trấn Vũ hay còn gọi là đền Quán Thánh. Đây là ngôi đền đặc biệt mang dấu ấn của Đạo giáo tại Việt Nam. Đền Quán Thánh được xây dựng từ đời Lý Thái Tổ,là đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – vị thần cai quản phương Bắc giúp nhân dân trừ ma, diệt quái, trị thủy. Quán Trấn Vũ xứng đáng là thần trấn hướng bắc thành Thăng Long vì vị thế đắc địa và kiến trúc đồ sộ, độc đáo riêng biệt. Từ khi Lý Thái Tổ dời đô cho đến thời nhà Nguyễn, Đền được trùng tu nhiều lần, nhưng vẫn giữ được phong cách đường bệ, thâm u, thu hút được nhiều sự quan tâm của mọi người. 

Đền Quán Thánh

Bốn ngôi đền với chức năng trấn giữ uy nghi cho bốn hướng thành Thăng Long đã trở thành một biểu trưng của khí thiêng sông núi của kinh thành Thăng Long. Cho đến ngày nay vẫn luôn là một điểm đến lý tưởng, là điểm tựa tâm linh vững chắc cho dân chúng vùng Kinh Thành xưa và nay là Thủ Đô Hà Nội, Tứ Trấn cũng mang trong mình rất nhiều giá trị về văn hóa nghệ thuật đặc trưng của Tộc Việt xưa thu hút nhiều sự quan tâm của những nhà nghiên cứu về văn hóa, lịch sử Việt Nam trong nước và quốc tế.

Nguồn ảnh: thanglong.chinhphu.vn 

Nguồn: Breathtaking Vietnam – Link bài viết gốc: Group

xem thêm: Bí ẩn về tấm vải liệm Chúa Jesus

9xac Blog - Kênh tin tức 9xac - Chuyên trang tin tức mới - Hot,cập nhật liên tục nhanh nhất.

Post a Comment

Hãy lịch sự và văn minh khi đưa ra ý kiến bạn nhé ♡

Previous Post Next Post