Thần Kì - Cây Trôi ngàn năm tuổi vẫn ra hoa và những di tích lịch sử ở làng pháo cổ Bình Đà ( có video)

Cây Trôi cổ và những câu truyện truyền kì ở làng pháo Bình Đà


Làng Bình Đà - nơi có Cây Trôi sống ngàn tuổi là địa phương cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về hướng tây nam. Nơi đây từ xưa được coi là: "vùng đất thánh" bởi sự hiện diện của tam giáo đạo phật với chứng tích là 5 ngôi chùa cổ đó là: "Chùa Cảnh Thạc, Chùa Âm, Chùa Cả, Chùa Gã và Chùa Bụt Mọc". Các văn chỉ cổ đại quý giá liên quan tới Đạo Giáo và Nho Giáo.

Khu Phức Hợp Đình Nội Bình Đà nhìn từ trên cao

Đây cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt mang trong mình nhiều di tích lịch sử và phi vật thể quý giá.
Đặc biệt với 2 đền thờ ĐỨC QUỐC TỔ LẠC LONG QUÂN và LINH LANG ĐẠI VƯƠNG

Đình Nội Bình Đà- Nơi Thờ Tự Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Tích xưa tương truyền: Làng Bình Đà (còn gọi là Bảo Đà) chính là nơi dừng chân cuối cùng và là nơi an nghỉ của Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân. Chứng tích truyền lại chính là ngôi mộ cực lớn được tạc bia đá từ các đời vua chúa xưa tại khu Ba Gò thuộc địa hạt của làng. Hàng năm mỗi khi tới lễ hội chính vẫn nhận lễ rước từ Đền Hùng- Phú  Thọ kính lễ đưa tới Đình Nội Bình Đà - nơi có bức phù điêu thờ Quốc Tổ

Bức Phù Điêu  ĐỨC QUỐC TỔ LẠC LONG QUÂN Được Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch phục chế thành công hiện được thờ phụng tại đình nội Bình Đà

Bức phù điêu cổ đã được nhiều nhà sử học, văn hóa nghiên cứu và công nhận, vì thời gian, chiến tranh đã làm cho một số chi tiết trên bức phù điêu bị hư tổn nên đã được nhà nước cho phép tu tạo. Bức phù điêu Lạc Long Quân  hiện tại được thờ tại đền Hùng cũng chính là bản sao thứ cấp từ bức phù điêu gốc ở làng Bình Đà, vào năm 2016 đã được nhà nước công nhận đây chính là BẢO VẬT CẤP QUỐC GIA CẦN ĐƯỢC BẢO TỒN.


Đình Ngoại Bình Đà- nơi thờ tự Linh Lang Đại Vương 


Đình ngoại Bình Đà chính là nơi thờ phụng Linh Lang Đại Vương. Tương truyền: Linh Lang Đại Vương là một trong các tướng tài dưới trướng của Vua Hùng Vương thứ 18. Ngài đã thống lĩnh đạo thủy quân thiện chiến của tộc Việt thời đó giao chiến với quân của Thục Vương tại Hải Thông- Hoan Châu và đánh tan đạo quân xâm lược này. Khiến quân của Thục Vương không thể nam hạ, góp phần vào chiến thắng chung của tộc Bách Việt chống lại quân bành trướng phương bắc.




Làng Pháo Bình Đà nay chỉ còn trong kí ức xưa

Làng Bình Đà nức tiếng xa gần một thời với nghề Pháo truyền thống từ cha ông truyền lại, một thời người Bình Đà đi tới nơi đâu quanh khu vực miền bắc chỉ cần giới thiệu mình đến  từ làng Pháo Bình Đà thì hầu như ai cũng biết và rất dễ bắt chuyện bởi xoay quanh nghề đặc biệt này luôn có những câu chuyện ly kì để kể cho những người phương xa thỏa trí tò mò.

Theo nhịp sống thời đại, năm 1995 nhà nước đã cấm sản xuất và mua bán pháo nổ trên toàn quốc. Pháo Bình Đà cũng theo mệnh lệnh lịch sử mà rút lui khỏi bản đồ làng nghề toàn quốc, dần rơi vào quên lãng. Đến bây giờ chỉ còn lại kí ức sống động trong tim những người dân "thế hệ trước".






Cây Trôi ngàn năm tại Làng Bình Đà

Không chỉ có nghề Pháo, làng Bình Đà còn vang danh với sự có mặt của Cây Trôi  hay còn gọi là Cây Âm Dương hiếm có.
Tương truyền vào khoảng năm 924 được sứ quân Đỗ Cảnh Thạc thời Đinh Bộ Lĩnh trồng làm mốc ranh giới giữa làng Bảo Đà và làng Thanh Quả (tức là Bình Đà và Sinh Liên, Sinh Quả hiện nay)


Tới nay đã trải qua hơn một Thiên niên kỷ ( 1000 năm ) cây vẫn xanh tốt đứng sừng sững giữa cánh đồng gần khu nghĩa trang thuộc địa phận thôn Chua làng Bình Đà. Dân làng vẫn thường gọi cây này là Cây Âm Dương vì cứ sau 2 năm mới ra hoa một lần và khi ra thì chỉ ra một bên tán.


Hoa của Cây Trôi

Cây thường ra hoa vào khoảng tầm tháng 6 đến tháng 9 âm lịch Điểm khác biệt để Cây Trôi giống như những cây tiên giới trong các bộ tiểu thuyết tiên hiệp đã được mô tả đầy huyền hoặc là: Nếu năm này một nửa phía đông tán cây ra hoa kết trái thì hai năm sau ở phía tây của tán cây sẽ ra hoa kết trái, cứ lặp đi lặp lại như vậy trải qua hơn 1000 năm".



Cây có chiều cao chừng 10m tán xòa tròn rộng, rễ chùm sâu bám vào đất, chiều rộng đường kính cây khoảng 6 đến 8m phải cần tới 5 người đàn ông trưởng thành ôm hết sải tay mới hết được đường kính, thân cây một số loài rêu và tầm gửi phủ kín thân cây càng làm tăng thêm phần cổ kính.


Vào những năm 1998 Cây Trôi gặp nguy hiểm bởi một số kẻ phá hoại có ý đồ không trong sạch. Vì gốc cây quá lớn, chúng không thể cưa, cắt thế nên chúng phá hoại bằng cách đục phá gốc cây sau đó châm lửa đốt cháy hòng làm cho cây mất đi sức sống và dần gục ngã.
 Hậu quả đã phá ra một hốc lớn dưới gốc cây (có thể chui vừa một người lớn) khiến cho tán cây phía làng Sinh Quả rụng lá, mất đi sức sống mấy năm liền không thể ra lá mới, đơm hoa. 



Ý đồ phá hoại trên ngay hôm sau đã bị dân làng Bình Đà phát hiện, họ báo cho chính quyền và truyền tai nhau, nhanh chóng tìm cách khắc phục, mọi người truyền nhau lấy đất sau đó bồi đắp thêm vào gốc cây để lấp đi lỗ hổng bị những kẻ phá hoại tạo ra, tiếp đó họ cắt cử thêm người ra canh giữ rồi bảo nhau nếu thấy người lạ hoặc khả nghi đến gần Gốc Trôi sẽ báo cho trưởng thôn và dân làng.
Không phụ công sức dân làng và nhờ sức sống mãnh liệt ngàn năm của mình. Cây Trôi đã dần hồi phục, ra lá tỏa đều hai hướng xanh tốt, hiện nay mặc cho dòng sông bên cạnh sói mòn. Gò đất  xung quanh gốc cây vẫn trùm lên ôm trọn tổn thương mà cây trôi phải chịu đựng ngày đó minh chứng cho tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau lúc nguy nan của con người nơi đây









Đoạn phim trên youtube của kênh Hà Nội Phố làm về làng Bình Đà và cây trôi cổ thụ


Ngàn năm trôi qua bóng cây vẫn xanh tốt, vẫn ra hoa kết trái, che nắng mưa cho bao thế hệ con người của mảnh đất Bình Đà- cửa ngõ Thủ Đô. Cũng ngàn năm này là bao cuộc thay đổi lịch sử diễn ra, biết bao con người nằm xuống, cả một dân tộc đứng lên giành độc lập ngàn năm.
Nhân chứng lịch vẫn còn đó, xanh tốt, trường tồn không bao giờ khuất phục trước bão giông. Giống như dân tộc Việt Nam chúng ta mãi mãi trường tồn phát triển, vượt qua mọi thử thách, không bao giờ khuất phục trước bất cứ khó khăn nào


Vào năm 2006 cây Trôi cổ thụ 1000 năm tuổi đã được tổ chức "Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là " Cây di sản Việt Nam " sau đó được dựng bia công nhận ngay tại lối vào gốc cây.
-------------------------------------

Thực hiện: Blog 9xac

9xac Blog - Kênh tin tức 9xac - Chuyên trang tin tức mới - Hot,cập nhật liên tục nhanh nhất.

Post a Comment

Hãy lịch sự và văn minh khi đưa ra ý kiến bạn nhé ♡

Previous Post Next Post