Điện hạt nhân và tái tạo ở Việt Nam - Câu chuyện phát triển và bài toán kinh tế

Nguồn cung năng lượng điện ổn định luôn là vấn đề đau đầu hầu như quốc gia nào cũng gặp phải, vấn đề giải quyết những nhu cầu cấp thiết về điện để phát triển kinh tế cần rất nhiều tính toán để cân bằng giữa đầu tư và lợi nhuận thu về, cái giá bỏ ra và quả ngọt trong dự tính?



Từ ý tưởng điện hạt nhân có nên phát triển hay không? tới làm thế nào để khuyến khích phát triển các dự án điện tư nhân, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách công quốc gia. Chính sách ưu đãi dành cho từng hạng mục cũng cần rất nhiều tâm huyết và tầm nhìn vĩ mô. Mỗi quyết định đưa ra đều phải trải qua thẩm định, cân đo đong đếm rất nhiều mới được thông qua bởi nó còn liên quan rất nhiều tới tiền đồ quốc gia. An ninh năng lượng chưa bao giờ là chuyện nhỏ.


Điện hạt nhân

Việt Nam ban đầu có kế hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là chuỗi hai nhà máy điện hạt nhân I và II với tổng công suất trên 4.000 MW và sau đó dự án này bị hủy bỏ 2016. Lý do được đưa ra: 

Hoàn cảnh kinh tế của nước ta khi đó

Nợ công tăng cao trong khi giá để đầu tư điện hạt nhân thì cực kì tốn kém: Năm 2008 dự toán 200.000 tỷ, đến 2015 con số đã lên thành 400.000 tỉ. (hơn 17 tỉ đô).



Trong khi đó một số công trình trọng điểm như : Hơn 1300km đường cao tốc Bắc Nam cũng đầu tư chỉ khoảng 320.000 tỉ, Sân bay Long Thành giai đoạn 1 cung chỉ hơn 100.000 tỉ ,đường sắt bắc nam... nhưng có tác động lớn hơn nhiều đến kinh tế xã hội so với xây dựng điện hạt nhân và chính phủ sẽ ưu tiên giành nguồn lực cho các dự án cấp thiết hơn này.

Tham khảo giá các nước vừa xây

Hàn Quốc xây cho UAE tổng công suất 5600MW chi phí 24,4 tỉ, Nhà máy 1200 MW giá 11 tỉ đô của Belarus do Nga xây dựng, Ai cập cũng kí với Nga xây dựng 1 cái 4800 MW giá hơn 25 tỉ..

Nhà máy Ninh Thuận 2 sử dụng công nghệ của Nhật Bản và 2011 Nhật xảy ra sự cố hạt nhân Fukushima cũng gây nhà nhiều quan ngại cho người dân

Ngoài ra nhu cầu điện tuy tiếp tục tăng nhưng đã chậm lại so với thời quy hoạch điện hạt nhân, giá đầu tư cao ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán điện...



Những ý kiến trái chiều

Ngoài ra còn có một số thông tin không chính thống nói rằng do nước ABC can thiệp không cho xây hạt nhân rồi sợ Việt Nam phát triển vũ khí hạt nhân là không có cơ sở... việc phản đối lẻ tẻ của một số nhóm người dân hầu như có ảnh hưởng rất nhỏ đến quyết định của Quốc hội và theo quy hoạch điện  được công bố thì 20 năm nữa Việt Nam sẽ không có ý định đả động gì đến điện hạt nhân. Điều này có thực?

Phát triển điện tái tạo

Nguyên nhân đầu tiên là biến đổi khí hậu (Việt Nam nằm trong các quốc gia bị ảnh hưởng nhất) buộc các quốc gia phải tự thay đổi, Việt Nam cũng đã cam kết trung hòa Carbon 2050 (zero carbon).



Áp lực từ quốc tế

Các tổ chức tín dụng, tiền tệ quốc tế bắt đầu khởi động kế hoạch ngừng cấp vốn cho các dự án điện than mới, gây áp lực lên các tập đoàn đa quốc gia như Samsung,Apple, Nike... phải xanh hóa quá trình sản xuất, và sắp tới là đánh thuế Carbon lên sản phẩm nhập khẩu. Là 1 quốc gia dựa nhiều vào FDI và xuất khẩu để tăng trưởng nên Việt Nam muốn hay không cũng sẽ ít nhiều gặp ảnh hưởng.

Khát khao tự chủ năng lượng

Năng lượng tái tạo là cách để tự chủ năng lượng: do nguồn cung than và khí trong nước sắp cạn nên chúng ta buộc phải nhập khẩu, bị phụ thuộc về giá và nguồn cung. Giảm nhập nhập cũng là cách tiết kiệm ngoại tệ.

Năm 2020 có thể nói là năm của điện mặt trời khi có khoảng 16.000 MW được lắp đặt , năm 2021 là năm của điện gió trên bờ khi có khoảng 4.000 MW được lắp đặt và hưởng ưu đãi về giá, chưa kể 3.500MW chưa kịp về đích. 

Điện mặt trời và điện gió trên bờ có ưu điểm là huy động được vốn đầu tư của tư nhân, thời gian lắp đặt nhanh khi chỉ cần 6 tháng hoặc 1 năm là có thể xong 1 dự án vài trăm MW, trong khi nhiệt điện, thủy điện có công suất tương đương có thể mất 5-10 năm.



xem thêm: 10 sự thật kì lạ chứng tỏ cơ thể người là một hệ thống bí ẩn

Tuy nhiên , dù chiếm 25% trên tổng công suất lắp đặt 2020 nhưng NLTT( chủ yếu điện mặt trời) chỉ chiếm 5% tổng sản lượng điện của năm 2020 ( Điện mặt trời 4,4%) , 6 tháng 2021 tỉ lệ này tăng lên khoảng 11% do việc đưa vào vận hành các nhà máy điện gió.


Nhược điểm

Nhược điểm cố hữu của điện gió và điện mặt trời là tính thiếu ổn định. Khi điện mặt trời có công suất cao nhất vào giữa trưa trong khi lúc này phụ tải xuống thấp nhất, còn gió trên bờ cũng ko ổn định, điều này gây khó khăn cho việc điều độ lưới điện và buộc phải cắt giảm hàng loạt. Giải pháp là tăng tỉ trọng các nguồn điện có khả năng điều chỉnh linh hoạt như điện khí, thủy điện lớn,xây thủy điện tích năng, lưu trữ điện nhưng nói chung vẫn gặp nhiều khó khăn về kinh tế và kĩ thuật


Điện gió ngoài khơi

Có lẽ đây là nguồn điện tái tạo được ưu tiên nhất để phát triển sắp tới khi Việt Nam có tiềm năng lớn với đường bờ biển dài, dự tính công xuất phát điện lên tới 160 GW, các địa phương đã đăng ký lên tới 110 GW tuy nhiên mới được duyệt vào quy hoạch 5 GW cho tới 2030 và 40 GW vào 2045. 




Về đánh giá

Điện mặt trời< điện gió trên bờ<điện gió ngoài khơi.

Hệ số công suất của các trụ điện gió ngoài khơi của Việt Nam có thể hơn gấp đôi điện mặt trời, lên đến hơn 0,5 gần tương đương với thủy điện và nhiệt điện nên nó ổn định hơn rất nhiều so với điện mặt trời hay điện gió trên bờ. Điều này giảm áp lực lên việc điều độ hệ thống điện cũng như lưu trữ điện.

Tuy nhiên chi phí lắp đặt lại cao hơn. Dự đoán giá điện gió ngoài khơi sẽ giảm thấp hơn điện hóa thạch trong vòng 2 thập kỷ tới do tiến bộ về kỹ thuật và sản xuất số lượng lớn cũng như việc đánh thuế Cacbon lên điện hóa thạch.



Nhược điểm

Điện gió cũng có nhược điểm gần giống với điện mặt trời đó là những cánh quạt sau khi hết niên hạn sử dụng sẽ khó tái chế hoặc nếu tái chế thì chi phí sẽ rất cao. Giải pháp hiện nay thường được áp dụng vẫn là chôn lấp



Nhược điểm thứ hai đó là thi công lắp đặt khó khăn. Mỗi modul điện gió thường được tháo rời để dễ lắp đặt nhưng kể cả tháo rời rồi những modul này cũng rất đồ sộ, cần tới rất nhiều nhân công chất lượng cao và phương tiện vận chuyển chuyên dụng để lắp đặt.

xem thêm: Túi trang bị khẩn cấp cá nhân phòng dịch, chống thiên tai, sự cố - cần chuẩn bị những gì?

9xac Blog - Kênh tin tức 9xac - Chuyên trang tin tức mới - Hot,cập nhật liên tục nhanh nhất.

Post a Comment

Hãy lịch sự và văn minh khi đưa ra ý kiến bạn nhé ♡

Previous Post Next Post